Nam giới có đang thực sự được làm chính mình?
Gần đây có một bài viết hiện trên news của mình, nói về mẫu bạn trai nhạy cảm với những biểu hiện như nũng nịu, nhõng nhẽo, hay ghen, “em toàn quát anh chạ thương anh hết yêu anh dồi”,...
Một điều bất ngờ khi mình thấy bức hình này, chính là phần bình luận của nó.
Phải chăng, khi người ta mong cầu quyền bình đẳng giới, thì người ta ở đây, chỉ là phụ nữ? Đây là một vấn nạn khá lớn, nói ngắn gọn lại 4 chữ, là "Tính nam độc hại".
Cá nhân từ tính nam độc hại có nguồn gốc bắt nguồn từ một phong trào xã hội cho nam giới vào những năm 1980. Phong trào này ra đời nhằm tìm kiếm sự giải thoát cho “bản lĩnh đàn ông” của phái nam. Từ sau sự kiện trên, người ta nhận ra tác hại của việc áp đặt suy nghĩ và tính cách của một người thông qua hai chữ nam giới, từ đó sinh ra 4 chữ tính nam độc hại.
Tính nam độc hại là sự áp đặt một bộ quy tắc ứng xử, hành vi, tâm lý lên một người nào đó mang giới tính nam, rằng phải cư xử theo nó, nếu không, họ không phải nam giới. Không ít lần chính chúng ta được thấy phụ huynh, giáo viên, người lớn hơn, hay kể cả nhỏ hơn, mặc định rằng, đàn ông, con trai phải mạnh mẽ, phải cứng rắn, không được khóc, nói phải cho to, cho oai, nhưng ít ai quan tâm rằng, liệu một đứa trẻ, hay những người xung quanh chúng ta, có thực sự thoải mái với điều đó?
Với sự áp đặt về định kiến trên, vô hình chung đã giam cầm những người với tính cách ôn hoà, hiền dịu, hay có một vài nét theo phái nữ không dám thể hiện mình, khiến họ phải sống trong một vỏ bọc của sự giả tạo. Đây là mất đi quyền được tự cảm và bộc lộ cảm xúc, quyền cơ bản của công dân. Cộng thêm việc, khi đặt cho đàn ông một chuẩn mực, điển hình là phải mạnh mẽ, hùng hổ, năng động, dễ dẫn tới phản ứng ngược, khiến một người trở nên bạo lực, hung hăng. Lâu dần sinh ra nhiều tệ nạn khác, như bạo lực, phản tri thức.
Đây thật sự là một nguyên nhân gây ra căn bệnh trầm cảm. Đến từ định kiến xã hội. Gần đây liên tục xảy ra những vụ tự sát thương tâm, đáng báo động, hầu hết mọi người đều tỏ ra thương cảm, mong mọi người rút ra bài học. Nhưng thật sự qua những bài viết như hình, mọi người lại chưa nhận thức đúng sự nguy hiểm của lời đả kích, và những định kiến trên. Họ sẵn sàng tẩy chay những người cho là trái với chuẩn mực giới tính của họ, khiến người bị tẩy chay bị cô lập xã hội. Phải lên án, sâu sắc những hành vi như vậy, không ai nói, không có nghĩa nó không tồn tại. Bạn có thể cảm thấy thoải mái với những lời trên, nhưng người khác thì không.
Con người đang dần đứng lên dành lấy quyền bình đẳng giới cho mình. Nam và nữ đều cần có quyền bình đẳng, phải có quyền bình đẳng. Không có chuyện khi nữ quyền được lên ngôi, thì phái nữ có thể đạp đổ đi quyền của một người đàn ông. Việc phê bình là của các bạn. Còn với quan điểm của tôi, tôi cho rằng đây là sự phỉ báng tới một bộ phận nam giới không nhỏ.
Với những suy nghĩ, áp đặt như trên, liệu, nam giới có đang thực sự được thể hiện mình, được quyền kiếm tìm yêu thương? Hay chỉ, và phải làm bờ vai vững chắc cho phái yếu dựa vào?
Chia sẻ cảm nhận của bạn nhé!